Voip là gì? Ứng dụng Voip trong hội nghị truyền hình

VoIP là gì? Ứng dụng VoIP trong hội nghị truyền hình

Tổng quan về VoIP

Voip là gì?

Voip viết tắt của Voice Over Internet Protocol hay gọi là Voice IP. Là hình thức truyền âm thanh (thoại) qua giao thức IP/ TCP trên hệ thống internet có sẵn. Hệ thống VoIP có thể ghép nhiều kênh thoại trên cùng đường truyền mạng, điều này giúp tiết kiệm so với gọi điện thoại thông thường. Các điện thoại IP, phần mềm Softphone được tích hợp sẵn SIP / H.323 hay kết nối tổng đài IP doanh nghiệp hoặc của nhà cung cấp dịch vụ trên công nghệ Voip

Thay vì gọi thoại qua hệ thống PSTN cũ, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang dùng công nghệ VoIP tiến tiến. Dễ dùng trên nhiều nhiều ứng dụng và nhiều lợi ích mạng của công nghệ VoIP như sau:

Voip là gì? Ứng dụng Voip trong hội nghị truyền hình
Voip là gì? Ứng dụng Voip trong hội nghị truyền hình

Ưu & nhược điểm

Những ưu điểm của công nghệ VoIP:

  • Gọi nội bộ hoàn toàn miễn phí khi dùng thiết bị Voip, dù ở khác chi nhánh, vị trí khác nhau
  • Vận hành quản lý dễ dàng, dễ mở rộng chỉ cần mua thiết bị về setup trên hệ thống tổng đài
  • Tiết kiệm chi phí mà còn tích hợp được mạng thoại, số liệu và báo hiệu trên cùng IP
  • Có nhiều tính năng vượt trội so với Analog cũ: Ghi âm, tự động trả lời, quản lý cuộc gọi và phân phối cuộc gọi thông minh, không giới hạn cuộc gọi đồng thời,…
  • Có thể chia sẻ dữ liệu hay thực hiện gọi video call chỉ cần kết nối thêm Webcam/ camera hội nghị
  • Sử dụng ổn định, ít xảy ra sự cố và không bị gián đoạn khi liên lạc

Nhược điểm VoIP là gì?

  • Vì kết nối qua hệ thống mạng internet nên vấn đề bảo mật dữ liệu, hack cước phí cần lưu ý.
  • Bắt buộc phải có điện và mạng internet đủ mạnh, băng thông ổn định

Cấu tạo thành phần Voip

Một hệ thống VoIP bao gồm: Gateway, PBX server, VoIP Server, IP network và End User Equipments

  • Gateway: là thiết bị chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu số (và ngược lại)
  • Voip gateway: là cầu nối giữa mạng điện thoại PSTN và VOIP
  • PBX server: được xem như là máy chủ proxy: Các máy khách SIP, có thể là điện thoại dạng phần mềm hay phần cứng, đăng ký với máy chủ PBX và khi chúng thực hiện cuộc gọi -> gửi yêu cầu máy IP PBX thiết lập kết nối. Máy chủ PBX có danh mục tất cả điện thoại và địa chỉ SIP tương ứng. Điều này giúp tăng khả năng kết nối cuộc gọi trong mạng hay dẫn hướng cuộc gọi từ bên ngoài thông qua máy VoIP gateway/ Nhà cung cấp dịch vụ VoIP.
  • VoIP server: là các máy chủ trung tâm định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP. Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP server.
  • End user equipments – Thiết bị đầu cuối: Có thể dùng Softphone hoặc thiết bị phần cứng. Softphone được cài trên máy tính cá nhân như: Skype, Ekiga, GnomeMeeting, Microsoft Netmeeting, SIPSet, Cisco IP Communication… Phần cứng thì sử dụng những điện thoại IP Phone thuần chuyên về VoIP.
  • IP phone: là dòng điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếp với các VoIP server.
Cấu tạo thành phần Voip
Cấu tạo thành phần VoIP

Cách thức hoạt động và các hình thức phổ biến của công nghệ VoIP

VoIP chuyển đổi tín hiệu giọng nói qua IP based network – đường truyền mạng. Hay còn gọi là giao thức thoại qua internet. VoIP có thể truyền thông tin hình ảnh, âm thanh qua internet qua các giao thức H.323, SIP hoặc MGCP và RCTP.

Quy trình cơ bản thực hiện một cuộc gọi trong VoIP:

  • Xác định khu vực cần gọi (mã tỉnh hoặc quốc gia,…) và bấm số cần gọi đến.
  • Các kết nối giữa người gọi và người nhận sẽ được thiết lập.
  • Khi nói vào ống nghe/ micro, giọng nói voice sẽ tạo ra tín hiệu điện từ – là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng thành gói tin và gửi trên mạng IP. Trong suốt tiến trình một giao thức như S.I.P hay H.323 sẽ được dùng để điều khiển (control) cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối,… Và RTP thì được dùng cho tính năng đảm bảo độ tin cậy và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trình truyền.
  • Dữ liệu sẽ được truyền tải qua kết nối được thiết lập lúc đầu. Dữ liệu âm thanh mà bạn nói sẽ được chuyển hóa trở lại thành âm thanh để người nghe hiểu được.

Hình thức H.323

Giao thức H.323 là giao thức chuẩn được phát triển bởi ITU. Đây là giao thức dùng cho hệ thống đa phương tiện, truyền dữ liệu âm thanh (thoại), hình ảnh qua mạng LAN. Hiện nay, hình thức H.323 đã cũ và được thay thế bằng giao thức S.I.P (Session Initiation Protocol).

SIP có ưu điểm vượt trội là không phức tạp nhiều và tương tự như giao thức HTTP/SMTP. Cho nên, hiện nay hầu hết các dòng điện thoại VoIP mới đều theo chuẩn giao thức SIP. Chỉ những điện thoại VoIP mới sử dụng chuẩn cũ H.323.

Các thành phần cơ bản trong giao thức H.323 gồm: Thiết bị đầu cuối, cổng kết nối, Gatekeeper và thiết bị điều khiển đa điểm MCU. (Xem thêm MCU là gì?)

Hình thức SIP

SIP là giao thức được phát triển bởi IETF, dùng để thiết lập, sửa đổi & kết thúc các phiên đa phương tiện như: Thoại IP, hội nghị, các ứng dụng khác liên quan. Đây là giao thức phổ biến, gần giống như giao thức HTTP,  là giao thức dạng văn bản và linh hoạt; Vậy nên có thể dùng rộng rãi thay thế cho chuẩn H.323

SIP cũng mô tả chi tiết về các tính năng như bảo mật (security), sự ủy nhiệm (proxy), vận chuyển (transport).

Các giao thức VoIP: H.323 - SIP - MGCP
Các giao thức VoIP: H.323 – SIP – MGCP

Các hình thức khác: RTP – RCTP – MGCP 

  • RTP (Real-time Transport Protocol) là giao thức dung để truyền tải dữ liệu đa phương tiện (multimedia) trong thời gian thực. RTP cung cấp số trình tự và thông số thời gian (time stamp) để xử lý đúng thứ tự của gói tin thoại.
  • Giao thức RCTP (RTP Control Protocol): Giám sát chất lượng quá trình phân tán dữ liệu và điều khiển thông tin (chống mất gói, độ trễ, tiếng vọng, …)
  • MGCP (Media Gateway Control Protocol) là giao thức bổ xung của H323 và SIP. Được dùng để liên lạc giữa client và server. MGCP có khả quản lý cuộc thoại dưới sự hỗ trợ của các dịch vụ khác.

Ứng dụng công nghệ VoIP trong hội nghị truyền hình

Qua các khái niệm và tổng quan về VoIP, bạn đã biết VoIP là gì rồi đúng không! Trong doanh nghiệp, công nghệ Voip thường được dùng phổ biến ở kết nối phần cứng (thông qua điện thoại/ Adapter); Và có thể kết nối phần mềm thông qua một số ứng dụng gọi điện thoại. Có nhiều cách áp dụng công nghệ Voip với điện thoại Analog truyền thống, với điện thoại VoIP (Điện thoại kỹ thuật số). Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Voip với điện thoại analog

Với chiếc điện thoại thông thường sẽ không đáp ứng được truyền giọng nói VoIP qua mạng Internet. Chúng ta cần một Adapter là Analog Telephone Adapter (ATA) hay còn gọi là Gateway FSX có khả năng chuyển đổi điện thoại Analog thành tín hiệu số (Digital) để có thể truyền qua Internet.

Voip phone (Voip với điện thoại IP)

Khi bạn dùng điện thoại IP, sẽ không cần đến Adapter ATA để kết nối Internet. Chỉ cần bạn cắm trực tiếp điện thoại vào cổng Ethernet hỗ trợ mạng, điện thoại IP sẽ giao tiếp từ Internet đến dịch vị VoIP bạn đã đăng ký. Thật tiện lợi phải không?

Voip với thiết bị chuyển đổi từ analog sang IP 

Hiện nay bạn có thể dùng jack cắm Ethernet trong nhà có thể chuyển đổi điện thoại tiêu chuẩn thành điện thoại có thể dùng VoIP. Phần cứng này có một cổng web được sử dụng để xem các cuộc gọi, kiểm tra thư thoại và thiết lập tích hợp với các dịch vụ khác.

Một số sản phẩm điện thoại IP, VoIP tiêu biểu như sau:

 

Ứng dụng công nghệ VoIP vào thực tế Over The Top App (OTT)

OTT là thuật ngữ chỉ cho các ứng dụng về âm thanh, hình ảnh, nội dung có chứa âm thanh, video,… Hoạt động trên nền tảng internet, không chịu sự can thiệp từ cơ quan và nhà cung cấp nào. Và điểm chung chính là các ứng dụng này đều thực hiện cuộc gọi dựa trên công nghệ VoIP. 

Một số ứng dụng mạng xã hội tiêu biểu có sử dụng công nghệ VoIP như:

  • Facebook Messenger
  • Zalo
  • Viber
  • Skype
  • Telegram

Công nghệ Voip ứng dụng cho Tổng đài VoIP, điện thoại IP, Softphone

Hầu hết nhiều doanh nghiệp hiện nay đều đã đầu tư hệ thống tổng đài VoIP (hay gọi là tổng đài ảo). Bởi sự tối ưu từ chi phí vận hành, đầu tư ban đầu thấp mà đem lại hàng loạt tính năng vượt trội. Đem đến những trải nghiệm không thể tốt hơn cho khách hàng. Giúp tiết kiệm chi phí lên đến 40% cho doanh nghiệp nhờ có công nghệ VoIP.

 

Xem thêm:

Điện thoại hội nghị VoIP

Tổng quan về hội nghị truyền hình | Hội nghị truyền hình là gì?

So sánh các giải pháp hội nghị truyền hình

18+ thiết bị hội nghị truyền hình chuyên dụng | Thiết bị họp trực tuyến Polycom đỉnh cao

Top 9+ loa họp trực tuyến | Loa hội nghị chuyên dụng cho phòng họp phổ biến 

Top 7 camera/ webcam hội nghị đáng mua nhất 2022

5 thiết bị họp trực tuyến All-in-one HOT phổ biến hiện nay

Thiết kế mô hình hội nghị & lắp đặt hệ thống hội nghị truyền hình

 

Tags: Voip là gì? tổng đài voip, điện thoại voip là gì; Ứng dụng công nghệ Voip; Ứng dụng voip vào hội nghị truyền hình; công nghệ Voip